Chế Độ Ăn Của Mẹ Bầu

Trong thời kỳ mang thai trong 3 tháng đầu các mẹ bầu nên ăn uống cẩn thận vì 3 tháng này rất quan trọng trong quá trình giữ thai các mẹ nhé.

Trong 3 tháng đầu tiên , các mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường, cũng không nên phải lo lắng về ăn uống mà tạo sức ép cho bản than, gây căng thẳng, các mẹ nếu bị nghén thì  chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

Theo mình các mẹ đừng ăn theo sở thích trước kia nhé, vì bây giờ là ăn cho con các mẹ nhé, nếu ăn những thực phẩm mà khi vào  cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn theo sở thích của mình nhưng lại khổ cho con và cho chính mình , vậy có những thức ăn mà mình không muốn ăn nhưng cũng phải có nhắm mắt bóp mũi mà ăn để con yêu được hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất các mẹ nhé. Tất cả phải hi sinh vì con yêu nhé.

Các mẹ  lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mình nhé , ví dụ như rau thì tìm nguồn rau sạch còn hoa quả thì hạn chế ăn nếu không rõ nguồn gốc các mẹ nhé, một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.

3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn rất vất vả và khó khan nhất là các mẹ lần đầu mang thai , các mẹ có thể bị nghén, ăn không được,nôn,  ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)

Giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao, Các thực phẩm an thai như cháo cá chép hay gà đen hầm củ gai với một số món  dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, uống ngũ cốc dinh dưỡng,  các loại thịt gia cầm, với cá theo mình nên ăn cá chép nhé còn cá biển thì từ từ các mẹ nhé vì nhiều cá biển có nhiều thủy ngân các mẹ nhé .

Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai

Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con hoặc những sở thích không tốt cho thai nhi như ví dụ ăn ốc luộc , ăn măng ớt, ăn nhiều đồ chiên, nói chung là ăn uống không kiêng khem gì cả.

Trong 3 tháng đầu các mẹ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

Các mẹ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam, hoặc rau ngót

Các mẹ cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra café có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Các mẹ cũng không nên dùng nước dừa trong 3 tháng đầu vì theo mình nước dừa tính hàn nên trong 3 tháng đầu chưa nên dùng nhiều các mẹ nhé , còn trứng ngỗng theo nghiên cứu thành phần cũng không như đồn thổi đâu nên các mẹ cũng không nên ăn nhiều vì dinh dưỡng trong trứng ngỗng theo nghiên cứu còn không bằng trứng gà hay vịt các mẹ nhé.

Vậy cứ trứng gà ta cho lành ,

 

Các thực phẩm có lợi, có hại theo quan niệm truyền thống – nên hay không nên?

Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều phụ nữ mang thai trong thời kỳ thai nghén quan niệm phải ăn một số thực phẩm có lợi cho thai nghén (trứng ngỗng, cá chép, nước dừa…) hoặc không được ăn một số thực phẩm có hại cho thai nghén (rau ngót, măng, ốc…). Về bản chất, các thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng nhất định, nếu ăn ở mức điều độ thì đều có lợi cho cơ thể.

 

Ăn 7 trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn 9 trứng ngỗng sinh con gái, muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng….là những kinh nghiệm mà các bà bầu vẫn hay mách nhau.

 

Tuy nhiên thực ra trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và còn kém trứng gà về mặt giá trị dinh dưỡng. Trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà một chút (trứng ngỗng 13,5%, trứng gà 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipit cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ mang thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà, cháo cá chép hay gà đen hầm của gai với một số món mình liệt kê phía trên , vì theo nghiên cứu cá chép là một trong những loài có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, vị thơm. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, món ăn từ cá chép sẽ rất bổ máu, ăn nhiều giúp mặt hồng hào, tuần hoàn tốt. Phụ nữ đang mang thai, ăn cá chép sẽ có tác dụng an thai. Trong cá chép chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như prortein, mỡ, vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt… có tác dụng bổ máu và giúp não bộ phaits triển khỏe khắn rất tốt cho bà mẹ đang mang thai. Đối với những bà mẹ mang thai hay mất ngủ, mệt mỏi thì dùng món ăn chế biến từ cá chép thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ, phục hồi cơ thể. nhiều mỗi lần. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chỉ ăn tăng thêm 10g đạm tương đương với 100g các chép tươi (tính cả xương), tổng lượng đạm một ngày cần khoảng 100g.

 

 

Chế độ ăn Sau 3 tháng  trở đi.

Các mẹ sau 3 tháng có thể ăn thoải mái hơn và chế độ dinh dưỡng cũng cao hơn nhiều.

Theo mình thực phẩm chính là cá nhưng theo mình vẫn nghiêng về cá nước ngọt hơn còn cá nước mặn thì ăn kết hợp các mẹ nhé, tôm , cua cá kết hợp , ngoài ra thịt gia cầm, rau xanh và hoa quả xen kẽ để tạo cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp các mẹ nhé.

Và từ giờ các mẹ cũng tang cường sữa bà bầu hoặc sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng ngày 2 cốc các mẹ nhé để con được hấp thụ đầy đủ vitamin và protenin.

Dưới đây mình liệt kê một số thức ăn có chứa chất đạm,sắt, canxi…

 

Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).

Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…