Trong 6 tháng đầu tiên thì sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhỏ các mẹ nhé.
Thời gian này cứ khi nào con đói hay đòi bú là các mẹ cho con bú chứ không cần căn xem ngày cho bú bao lần các mẹ nhé và theo mình các mẹ nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đến hết 5 tháng tuổi. Từ 5 tháng tuổi trở đi, bạn vẫn cho bú mẹ nhưng khi đó có thể cho con dùng thêm sữa ngoài các mẹ nhé.
Còn nếu mẹ nào đó vì lý do nào đó mà không có sữa cho con bú thì sao?
Thì đành dùng sữa ngoài chứ còn sao nữa
Nếu là trẻ mới đẻ đến đầy tháng tuổi.
Bạn nên cho trẻ ăn từ 6 – 7 bữa sữa dành cho trẻ sơ sinh., ngày đầu tiên và ngày thứ hai cho trẻ ăn khoảng 10ml sữa/ bữa còn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 cho trẻ ăn tăng thêm khoảng 10ml sữa/ bữa, sao cho đến ngày thứ 8, số lượng ăn của trẻ khoảng 70ml sữa/ bữa còn Từ ngày thứ 15 – 30, tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml sữa/ bữa.
Tháng thứ hai. Bạn nên cho trẻ ăn khoảng 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.
Tháng thứ ba. Bạn nên cho trẻ ăn 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.
Tháng thứ tư. Số bữa sữa giống như các tháng trước, nhưng lượng sữa mỗi bữa khoảng 130ml và cho bé thử thêm 2 – 3 thìa cà phê nước quả mỗi ngày.
Tháng thứ năm. Bạn nên cho bé uống 5 bữa sữa, số lượng cho mỗi bữa khoảng chừng 140 – 150ml, số bữa có thể được chia như sau:
Bữa sáng: sữa ngoài hoặc bú mẹ nhé sau khoảng 1 giờ sau cho trẻ uống chừng 4 thìa cà phê nước quả. Sau đó, trẻ có thể ngủ 1 giấc.
Trẻ ngủ dậy cho ăn bữa tiếp theo bằng rau củ nghiền pha sữa hoặc nước cháo pha sữa. Sau đó tráng miệng bằng 2 – 3 thìa sữa chua, hoặc sữa ngoài hoặc bú mẹ
Bữa lót dạ chiều có thể cho trẻ ăn hoa quả nghiền hoặc cho trẻ thử 2 – 3 thìa sữa chua nếu bữa trưa chưa ăn và Sữa ngoài hoặc bú mẹ.
Chế độ ăn dặm cho bé sau 6 tháng tuổi
Đối với trẻ từ 6 -12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bạn cho bé uống sữa công thức với lượng 180-240ml/bữa và uống khoảng 3-4 lần/ngày tùy theo mức độ uống của trẻ. Bên cạnh đó, bé cũng cần được bổ sung đồ ăn dặm như bột ăn dặm ngũ cốc, cháo xay.
Giai đoạn tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, mẹ cần nhớ phải thực hiện đúng theo chuẩn dinh dưỡng, cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày. Bao gồm: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất,….
Bé sẽ tiếp tục bú sữa Mẹ và đồng thời cho bé tập ăn dặm. Để trẻ có thể thích nghi dần với các loại thức ăn mới lạ, trẻ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, các Mẹ cần cho trẻ ăn từ từ từng ít một, từ ít đền nhiều, từ loãng đến đặc.
Theo kinh nghiệm của mình thời gian đầu ăn dặm các mẹ chỉ cho bé ăn bột ăn dặm loại nhạt thôi không có dầu mỡ hay thịt gì nhé , cho dạ dày bé làm quen dần với thức ăn bên ngoài, khi nấu bột ăn dặm có thể cho 1 chút đường cho con các mẹ nhé.
Thời gian này sữa vẫn là chính, những ngày đầu có thể cho một bữa ăn bổ sung, sau vài ngày tăng thêm một bữa. Thời gian này mẹ vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ
Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái chứ không nên gò ép bé các mẹ nhé.
Về dung tích bữa ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài bữa là ngừng. Với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm phụ huynh cũng không nên chia làm quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.
Thực đơn những ngày đầu ăn dặm cho bé.
Các mẹ có thể mang những thực phẩm này ra hàng nhờ người ta xay cho hoặc mua sẵn cơ sở uy tín các mẹ .
Bột gạo tẻ: 15gam tương đương 3 thìa cà phê
Bột đậu xanh: 10gam tương đương 2 thìa cà phê
Bột đậu đỏ : 10gam tương đương 2 thìa cà phê
Óc chó : 8g tương đương 1,5 thìa cà phe
Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát
Nước: 1.5 bát con
Khi ăn dặm được 1 thời gian đã quen dạ thì có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm loại bột mặn như thịt lợn thịt gia cầm, trứng gà …kết hợp với củ quả rau xanh các mẹ nhé
Ví dụ công thức sau.
Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
Bột thịt
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Dầu ô liu : 1 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
Bột cá
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê.
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê.
Nước: 1 bát con
Bột gan (gan gà, gan lợn)
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Dầu ô liu : 1 thìa cà phê
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
Bên cạnh việc ăn bột, trẻ cũng cần được ăn trái cây. Mỗi ngày các mẹ nên cho trẻ ăn một bữa trái cây nguyên chất để tận dụng nguồn chất xơ, một bữa nước ép. Đặc biệt, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho trẻ nên cần phải duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên. Trường hợp mẹ ít sữa, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức. Mỗi ngày, đảm bảo lượng sữa từ 500-700 ml.
Lưu ý cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm với các loại thực phẩm rau củ tiêu biểu như: Cà rốt, súp lơ, khoai tây… và quan sát biểu hiện của bé có bị dị ứng thức ăn.
Cắt bỏ những phần thừa, già, rửa thực phẩm thật sạch với nước.Lưu ý cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Mẹ cần chú ý đến khẩu phần ăn của bé đảm bảo về lượng và chất tùy theo độ tuổi. Chế biến thực phẩm đảm bảo đủ chín để không mất đi chất dinh dưỡng.
Hạn chế việc sử dụng máy xay mà thay vào đó mẹ nên dùng Chầy rã hoặc vải lọc để giữ nguyên vẹn vị tươi ngon của thực phẩm.
Nấu bột gạo cho bé 6 tháng chỉ nên chọn gạo tám, không pha gạo nếp.
Bổ sung các loại hạt dạng xay hoặc nghiền nhuyễn trộn vào lúc chế biến bột, nấu chín.
Các loại thức ăn bổ sung chỉ là để cho bé làm quen với muỗng thìa và mùi vị thức ăn mới, nên lúc đầu bé có thể ăn rất ít, nhưng rồi số lượng sẽ tăng nhiều hơn.
Cách chế biến thức ăn theo nguyên tắc là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Bước đầu thức ăn cần được nghiền nhuyễn. Nên cho bé thử từ các món có vị ngọt trước. Có thể cho bé ăn bột hoặc cháo xay từ gạo, bổ sung thêm rau nghiền, trứng, thịt cá… dầu mỡ, hoa quả nghiền.
Cho bé ăn từng ít một không nên quá lo lắng vì khẩu phần vẫn có sữa. Sau mỗi ngày bé quen dần sẽ tăng số lượng lên.
Việc bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là vấn đề hầu như đều được các bà mẹ rất quan tâm. Sự quan tâm này là khá đúng đắn, bởi những bữa ăn dặm đầu đời có vai trò rất quan trọng đối với bé những bữa ăn đầu tiên không chỉ góp phần đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé trong giai đoạn này, mà còn ảnh hưởng đến cả trí tuệ, thể chất và thái độ của bé với việc thu nạp dinh dưỡng của bé về sau.
Giai đoạn đầu, mẹ có thể cho bé ăn bột ăn liền như bột một số sản phẩm bột ăn dặm của nhật của đức hay bột ăn dặm của Ngũ Cốc Bà Mỹ, vì Thận của trẻ lúc này tương đối yếu nên Lượng đạm tăng quá nhanh có thể làm tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, mẹ nên tập cho bé ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu 1 bữa, sau tăng thành 2 bữa. Nếu tự nấu thức ăn cho bé, cần cân đo kỹ lưỡng khẩu phần đạm cho phù hợp với lứa tuổi.
Thời kỳ ăn dặm các mẹ có thể nấu bột hoặc cháo nấu với trứng, hoặc thịt bò, thịt lợn…hay có thể kết hợp với cách nấu cháo trứng gà bí đỏ, cà chua, củ rền, hạt sen, nấm hương…Như vậy sẽ tạo được cảm giác thích thú khi cho bé ăn.